Những ngày qua, các nguyên thủ và người đứng đầu Chính phủ của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa thống nhất được ai sẽ lãnh đạo các tổ chức chủ chốt của EU sau cuộc bầu cử nghị viện trước đó 1 tuần.
Từ ngày 1.7 tới, Hungary sẽ đảm trách cương vị chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) cho thời gian nửa năm còn lại của năm nay. Cương vị này lâu nay được các thành viên EU thay nhau tiếp nhận, được định nghĩa là cầm cân nảy mực trong EU và dẫn dắt EU, thay mặt tất cả các thành viên EU thương thảo với Nghị viện châu Âu (EP) và Ủy ban EU về tất cả những quyết sách lớn cũng như nhỏ của EU.
Nguồn : laodong.vn
Đối với EU, không phải mãi đến tận bây giờ mà ngay từ năm ngoái, viễn cảnh về Hungary tiếp nhận từ Bỉ cương vị chủ tịch luân phiên EU đã ít nhiều gây lo ngại. Tháng 6 năm ngoái, EP còn thông qua một nghị quyết - đương nhiên không có hiệu lực ràng buộc - thể hiện sự hoài nghi về tính thích hợp của Hungary đối với việc đảm trách cương vị nói trên.
Lý do ở chỗ Hungary với Thủ tướng Viktor Orban luôn là thành viên có ý kiến trái chiều, tạo ra sự khó xử cho EU, cản trở nhiều định hướng chính sách chung và quyết sách của EU mà EU cho rằng rất quan trọng và cấp thiết, chẳng hạn như liên quan đến việc xử lý vấn đề người tị nạn và di cư hay hậu thuẫn Ukraina. EP và Ủy ban EU còn xung khắc nghiêm trọng với Hungary và ông Orban trong vấn đề dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp quyền ở Hungary, đã thực thi cả một số biện pháp trừng phạt Hungary. Bây giờ, Hungary và ông Orban sẽ lãnh đạo EU trong 6 tháng tới. Bất đồng quan điểm trong EU xem ra đã được lập trình sẵn.
Hungary đưa ra chương trình nghị sự rất to tát và sử dụng luôn khẩu hiệu tranh cử khi xưa của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump sử dụng khẩu hiệu "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" thì Hungary đề ra mục tiêu chung cho nhiệm kỳ chủ tịch EU luân phiên sắp đến là "Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại".
Những chủ đề nội dung trọng tâm trên chương trình nghị sự của Hungary cho nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU này là tăng cường năng lực cạnh tranh kinh tế và thương mại của EU, tăng cường năng lực tự phòng thủ và đảm bảo an ninh của EU, bảo vệ hiệu quả hơn biên giới bên ngoài của EU để ngăn chặn tị nạn và di cư bất hợp pháp... Trong thực chất, tất cả những chủ đề nội dung này đều không mới mẻ gì đối với EU và EU nỗ lực mãi rồi mà vẫn chưa xử lý ổn thỏa và dứt điểm nổi.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: Xinhua
Ở nhiệm kỳ chủ tịch EU luân phiên sắp tới của Hungary, việc giải quyết những vấn đề nêu trên chắc vẫn trì trệ như bao lâu nay. Cả trong 4 vấn đề quan trọng và cấp thiết khác nữa của EU cũng sẽ khó có thể đạt được tiến triển thực chất. Với ai đó khác thì có thể chứ với ông Orban sẽ không có chuyện việc hậu thuẫn Ukraina thuận lợi hơn và mạnh mẽ hơn. Tương tự như vậy với việc thúc đẩy nỗ lực để đạt những mục tiêu đã đề ra về bảo vệ khí hậu trái đất. Chuyện EU khởi động tiến trình đàm phán với mấy nước xin gia nhập EU gần như không thể bắt đầu. Việc gây dựng và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất nội bộ EU cũng không thể thành công.
Một nguyên do quan trọng khác khiến nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU của Hungary rất khó đưa lại thành tựu tốt đẹp đối với EU là vừa rồi có cuộc bầu cử EP. EU cần nhiều thời gian để dàn xếp ổn thỏa chuyện nhân sự bố trí vào các cương vị quyền lực chủ chốt của EU.
Dự kiến về việc điều chỉnh yêu cầu chương trình Visa Vàng Hy Lạp, trong đó có việc nâng mức đầu tư tối thiểu lên 800.000 EUR cho việc mua BĐS tại một số khu vực trung tâm và trên các đảo có nhu cầu cao
Rất nhiều khách hàng ngạc nhiên khi biết chỉ cần đầu tư BĐS từ 300K Euro tại Síp là được cấp thẻ thường trú nhân vĩnh viễn cho đương đơn và gia đình 2 thế hệ.
Chương trình Đầu tư Định cư Đảo Síp (Cyprus) cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được định cư và có quốc tịch đảo Síp tại Cộng hòa Síp khi đầu tư vào bất động sản tại đảo quốc này.
Marriott thành lập năm 1927 tại Mỹ, đây là tập đoàn đa quốc gia về dịch vụ khách sạn, du lịch, lưu trú… Marriott đang sở hữu chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới, 8.000 địa điểm lưu trú và gần 1,5 triệu phòng tại 139 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tại Việt Nam, Marriott đang quản lý hàng loạt khách sạn và khu nghỉ dưỡng thuộc 8 thương hiệu toàn cầu như JW Marriott, Le Meridien, Sheraton… Thời gian tới, Marriott dự kiến sẽ mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, hướng tới mở thêm nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc…
Marriott International nhìn nhận giờ là thời điểm then chốt trong bối cảnh tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới này bắt tay vào thúc đẩy chiến lược tăng trưởng sâu rộng tại Việt Nam, nơi Marriott International đang vận hành 23 cơ sở kinh doanh.
Các thương vụ ký kết với Vingroup, Sun Group, Bitexco giúp sự hiện diện của Marriott International tại Việt Nam tăng bằng lần. Đến cuối năm 2024, Marriott International dự kiến sẽ mở rộng số lượng khách sạn và khu nghỉ dưỡng trên đất nước có dải chữ S với hơn 50 dự án đang được phát triển.
Việc mở rộng này cũng sẽ cho ra mắt một số thương hiệu mới trong nước, bao gồm cả thương hiệu Westin vừa chính thức ra mắt với The Westin Resort & Spa Cam Ranh. Các thương hiệu dự kiến sẽ sớm ra mắt trong tương lai bao gồm The Ritz-Carlton, Marriott Executive Apartments... Trong đó, The Ritz-Carlton là thương hiệu dòng luxury của Mariott International, trên toàn thế giới có chưa đến 10 điểm.
Cho phép chúng tôi lưu trữ và truy xuất thông tin trong Cookies? Cookies là tài liệu lưu trữ các thông tin của website, sinh ra trong quá trình bạn sử dụng website này. Mục đích của Cookies là giúp bạn có trải nghiệm sử dụng website tốt hơn. Điều khoản bảo mật