Cập nhật và chia sẻ thông tin

Đăng ký nhận thông tin cập nhật mới và đầy đủ từ Cánh Cửa Mới

Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại Và Những Điều Cần Biết

05/11/2024 11:32:57
news image

Trong các hoạt động kinh doanh, hoạt động xúc tiến thương mại rất quan trọng. Giúp cho hàng hóa được lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp hàng hóa nội địa được các nước biết đến. Cũng vì vậy mà các trung tâm xúc tiến thương mại ngày càng quan trọng hơn. 

Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về các hoạt động của trung tâm xúc tiến thương mại nhé!

Khái niệm về xúc tiến thương mại

Khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định về khái niệm xúc tiến thương mại như sau: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”.

Đặc điểm của xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại có những đặc điểm dưới đây:

  • Về tính chất: nó là hoạt động thương mại. Nhưng khác với các hoạt động thương mại khác ở chỗ nó có ý nghĩa thúc đẩy hỗ trợ hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay các hoạt động thương mại có mục đích sinh lời khác,…
  • Về chủ thể: chủ thể chủ yếu là thương nhân, phải có tư cách pháp lý độc lập. Pháp luật không cho phép văn phòng đại diện của thương nhân tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, chỉ có chi nhánh của thương nhân mới được tham gia một số hoạt động xúc tiến thương mại.
  • Về mục đích: hỗ trợ thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ nhằm kiếm lợi nhuận (không bao gồm xúc tiến đầu tư).
  • Về cách thức: thương nhân tự tiến hành hay thuê dịch vụ, thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, hội trợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu.

Các hoạt động xúc tiến thương mại bị cấm thực hiện

  1. Các trung tâm xúc tiến thương mại  xúc tiến với các sản phẩm bị cấm kinh doanh. Sản phẩm hạn chế kinh doanh, hàng hóa cấm lưu thông, hạn chế lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
  2. Làm phương hại đến an ninh quốc gia, đến thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa, môi trường…nói chung là các lợi ích của cộng đồng.
  3. Xúc tiến thương mại một cách gian dối (quảng cáo, trưng bày, giới thiệu sản phẩm không đúng với chất lượng thật).
  4. Xúc tiến thương mại tạo sự cạnh tranh không lành mạnh.
  5. Các trường hợp khác bị pháp luật cấm (cụ thể với từng hoạt động đều có điều luật qui định cụ thể).
Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2024.

Trung tâm xúc tiến thương mại là gì?

Trung tâm xúc tiến thương mại (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. Nhằm thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại. Duy trì các hoạt động xúc tiến thương mại cả tỉnh, thành phố hay cả nước.

Hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại

Thống kê đầu năm 2020

Riêng chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại (XTTM) năm 2020 đã có 49 đề án phải hủy hoặc lùi thời gian thực hiện. Cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Trong đó, bị ảnh hưởng mạnh nhất là hội chợ, trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp về nông sản, thực phẩm, thủy hải sản, dệt may, da giày… Các sự kiện thương mại quốc tế lớn tại Việt Nam và hàng đầu tại các khu vực thị trường đều bị hủy. Các đoàn giao dịch thương mại đều không thể tổ chức được.

Điều này, trước mắt có thể gây thiệt hại vật chất đối với các cơ quan, tổ chức. Đặc biệt là về chi phí cho công tác chuẩn bị đã bỏ ra. Về lâu dài sẽ tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu (XK) nói riêng. Và nền kinh tế nói chung khi doanh nghiệp không có cơ hội xúc tiến xuất khẩu. Các doanh nghiệp thiếu thông tin cập nhật về thị trường. Bị gián đoạn quan hệ hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài.

Những điều mà xúc tiến thương mại mang lại

Các chương trình đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Đưa kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đạt mốc dự kiến 500 tỷ USD trong năm 2019. Theo thống kê hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2019, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Chiếm 91,6% tổng kim ngạch xuất khẩu . Tính đến nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, hiệp hội, địa phương tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại. Nhằm duy trì và phát triển thị trường trọng điểm, thị trường có FTA và phát triển thị trường mới. Đổi mới cách thức triển khai phương thức xúc tiến thương mại truyền thống theo hướng chiều sâu. Và tăng cường các dịch vụ gia tăng hỗ trợ doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối đa. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ hoạt động XTTM mới qua môi trường kỹ thuật số…

Tổng kết

Cục Xúc tiến thương mại và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ký kết thỏa thuận, Trong đó mục tiêu là hợp tác nhằm đẩy mạnh phối hợp trong công tác chia sẻ thông tin. Triển khai hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việt Nam tạo điều kiện quảng bá thông tin hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại. Và cũng như thông tin về các hoạt động xúc tiến thương mại do các hiệp hội ngành hàng, địa phương tổ chức được đến với đông đảo doanh nghiệp trên cả nước. Trong đó đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các bài viết liên quan

Khám phá các nội dung liên quan